Khi nhập trạch người ta thường có xu hướng kiêng kỵ để công việc được suôn sẻ. Vậy về nhà mới kiêng gì? Có những thủ tục nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điều cần biết khi về nhà mới trong bài viết dưới đây nhé!
Vì sao cần phải kiêng kỵ khi về nhà mới?
Nội dung chính
Nhà mới là nơi tất cả các thành viên trong gia đình bắt đầu cuộc sống mới. Trên thực tế chẳng có ai ép buộc cả nhưng kiêng kỵ được là một điều tốt và nên làm.
Về nhà mới kiêng gì? Chủ đề này đã không còn quá xa lạ với nhiều người khi đi xem ngày nhập trạch. Thông thường các thầy phong thủy sẽ liệt kê ra những điều cần tránh để gia chủ lưu ý.
Khi tránh được những điều này chủ nhà thường sẽ yên tâm và dễ chịu hơn. Từ đó, có thể đặt 100% tinh thần vào xử lý các công việc, giúp mọi thứ trơn tru, suôn sẻ hơn.
Bên cạnh đó, đời sống tâm linh của người Việt cũng rất phong phú. Đó chính là quan niệm “ có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì thế cố gắng tránh những điều không may mắn bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu.
Về nhà mới với những khởi đầu tốt đẹp chính là bước đệm tạo nên ý nghĩa trọn vẹn khác. Chính vì thế mà ông bà ta xưa có câu “ đầu xuôi, đuôi lọt”.

Những điều kiêng kỵ khi về nhà mới
Chuyển về nhà mới là niềm vui lớn nhưng để trọn vẹn hơn bạn đừng quên làm những việc cần làm. Điều này sẽ giúp xua đi khí xấu và tận dụng trọn vẹn luồng khí tốt cho gia đình. Khi về nhà mới hãy lưu ý những điều sau đây:
Chọn ngày lành tháng tốt
Chọn ngày lành tháng tốt hay còn gọi là xem ngày nhập trạch, là công việc hết sức quan trọng. Thông thường khi chuyển nhà sẽ chọn ngày Thủy tránh chọn ngày Hỏa.
Để chính xác nhất bạn nên nhờ đến các bậc thầy phong thủy hoặc những người có kinh nghiệm. Ngày này phải được tính dựa trên hai yếu tố là lịch âm và ngày tháng năm sinh của gia chủ.
Ngày nhập trạch ảnh hưởng rất lớn đến vận khí cát – hưng- thịnh- suy của ngôi nhà. Chọn được ngày nhập trạch tốt mang đến sức khỏe, tiền tài, thành công, hạnh phúc cho chủ nhà.
Ngoài ngày nhập trạch thì giờ nhập trạch cũng cần được xem xét kỹ lưỡng. Theo quan niệm dân gian nên hoàn thành việc chuyển nhà trước 15h00 trong ngày.
Không tranh cãi vào ngày chuyển nhà
Đừng mang theo sự bực tức, khó chịu hay lớn tiếng trong ngày đầu tiên chuyển về nhà mới. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của các thành viên và vận khí của ngôi nhà.
Lớn tiếng cãi cọ nhau xuất phát từ những bất mối quan hệ không tốt. Nếu ngày đầu đã có bất hòa thì sau này tình trạng đó có thể kéo dài trong nhiều năm sinh sống.
Vì vậy, dù có chuyện gì xảy ra thì cũng nên giữ tinh thần vui vẻ, hòa đồng trong ngày đầu tiên về nhà. Trường hợp nhà có trẻ con hay quấy khóc thì nên gửi chúng ở nơi khác.
Về nhà mới kiêng gì? Không nói điều không may khi đến nhà mới
Nói những điềm gở khi đến nhà mới có thể vô tình ứng nghiệm vào gia đình bạn. Từ đó khiến quãng thời gian sau này của gia đình toàn gặp những điều không may.
Cho nên, hãy tránh nói những lời tiêu cực, liên quan đến bệnh tật, tai nạn, chết chóc,… Mà thay vào đó nói những câu tích cực để tiếp thêm năng lượng và sinh khí cho ngôi nhà.
Không nên cho phụ nữ mang thai giúp việc dọn dẹp nhà mới
Khi được hỏi về nhà mới kiêng gì, nhiều ông bà ta thường khuyên rằng, phụ nữ mang thai không nên tham gia chuyển nhà mới. Bởi khi phụ nữ mang thai dọn dẹp sẽ ảnh hưởng đến thần thai.
Đây chính là một trong những điều khi về nhà mới mà chúng tôi muốn bạn lưu ý. Dù là xét về mặt phong thủy hay khoa học thì cũng không nên để phụ nữ mang thai giúp việc dọn dẹp.
Nếu người mang thai là chủ nhân của ngôi nhà thì nên khuyên họ nghỉ ngơi. Cũng có thể để họ về nhà của người thân đến khi xong công việc thì đón về nhà.
Không dùng chổi cũ để quét nhà mới
Mang chổi cũ đến quét nhà mới giống như bạn đang tiếp tục giữ lại vận đen trước đây. Vì chổi là vật dụng dùng để quét rác, bụi bẩn.
Do đó, đừng do dự mà hãy mua ngay một chiếc chổi mới để quét nhà. Mua chổi mới quét nhà mới, hướng tới một tương lai tốt đẹp và tươi sáng hơn.

Đun nước sôi, mở vòi nước chảy
Vào ngày đầu tiên đến nhà mới gia chủ nhất định phải đun một ấm nước sôi. Đồng thời mở tất cả các vòi nước để nước chảy thật chậm trong thời gian lâu.
Việc đun sôi nước tượng trưng cho cuộc sống gia đình luôn sôi động, tràn đầy năng lượng. Còn mở vòi nước tượng trưng cho vạn sự như ý, đầy đủ, no ấm.
Gia chủ cũng có thể bật thêm quạt gió thổi về nhiều hướng trong nhà. Đây cũng là một cách để cầu may mắn, bình an, kinh doanh thuận lợi.
Không nên chậm trễ ngày giờ chuyển
Khi được hỏi về nhà mới kiêng gì, thì đây là câu trả lời được xem là quan trọng và nhấn mạnh nhất. Nhập trạch qua giờ lành có thể sẽ mang lại những điều không may mắn cho gia chủ và các thành viên. Vậy nên đừng vì lý do gì mà làm trễ giờ chuyển nhà đã được xem từ trước.
Trong những trường hợp bất khả kháng chỉ nên thay đổi ngày giờ. Tuy nhiên đừng để kéo dài quá lâu mà hãy bàn bạc lại với thầy phong thủy.
Không chuyển nhà vào ban đêm
Không chuyển nhà vào ban đêm là một trong những điều không thể không nhắc đến khi về nhà mới. Chuyển nhà vào ban đêm sẽ vô tình mang những xui xẻo của đêm tối vào nhà.
Vì thế dù công việc có bận rộn thì bạn cũng nên sắp xếp thời gian chuyển nhà hợp lý. Thời điểm tốt nhất để chuyển nhà là vào buổi sáng và phải xong trước 15h00 chiều.

Nhớ thắp hương cúng thổ địa, thổ công
Khi chuyển đến nhà mới đừng quên mua hoa quả, bánh kẹo về cúng bái thổ địa, thổ công. Làm như vậy thì họ mới có thể phù hộ bình an, hạnh phúc, thuận lợi cho gia đình của bạn.
Chọn lễ cúng thổ địa, thổ công nên tránh những loại hoa như phong lan, hoa ly, hoa địa,… Mà nên chọn những loại hoa như hoa cúc, hoa đồng tiền, lay ơn,…
Cách sắm lễ, dọn về nhà mới cúng những gì?
Ngoài những điều nói trên thì bạn cũng cần lưu ý đến lễ cúng nhà mới. Theo đó lễ cúng nhà mới sẽ bao gồm những vấn đề sau:
Thủ tục cúng khi dọn về nhà mới
Thủ tục cúng dọn về nhà mới sẽ gồm 8 bước cơ bản, cụ thể:
- Bước 1: Chọn ngày đẹp hợp với tuổi của gia chủ để nhập trạch
- Bước 2: Khi bước vào nhà mới nên mang theo nệm, chổi mới hoặc bếp lò và lễ vật để mang lại may mắn, tài lộc. Còn những thành viên khác thì mang theo tiền để cầu tài lộc phát
- Bước 3: Chuẩn bị sắm lễ vật lên mâm cơm cúng bao gồm xôi, gà, hương hoa, trầu cau, nước, gạo, đèn,…
- Bước 4: Gia chủ tự tay mang bát hương vào nhà để thắp rồi báo báo xin nhập trạch
- Bước 5: Chủ nhà tiếp tục cúng về nhà mới bằng bài cúng xin rước vong linh gia tiên về nhà để thờ phụng
- Bước 6: Khi khấn bái thần linh xong gia chủ tiến hành khai bếp và pha trà dâng thần linh, gia tiên
- Bước 7: Làm lễ cáo yết gia tiên rồi sắp xếp đồ đạc trong nhà
- Bước 8: Sau khi sắp xếp xong xuôi đồ đạc thì cả nhà tổ chức lễ bái tại Phật và các thần thánh, tổ tiên.

Sắm lễ vật cúng dọn về nhà mới gồm những gì?
Trên mâm cúng dọn về nhà mới của bạn phải có:
- Mâm ngũ quả
- Hoa tươi
- Nhang
- 1 cặp cốc đèn cầy
- Một bộ tam sinh gồm một miếng thịt luộc, một quả trứng vịt luộc và một con tôm luộc
- Xôi hoặc bánh chưng 1 đĩa
- 1 con gà luộc
- 5 quả cau, 5 lá trầu và 3 miếng trầu đã têm
- Vàng mã
- Một đĩa gạo muối
- Ba hũ nhỏ để đựng gạo, nước và muối
- 3 chum trà
- 3 điếu thuốc
- 3 chum rượu

Câu hỏi “Về nhà mới kiêng gì?” đã được giải đáp chi tiết qua bài viết trên đây. Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình dọn về nhà mới. Chúc bạn có tổ ấm mới, bắt đầu những điều mới mẻ, hạnh phúc.