Với hộ làm kinh doanh, buôn bán thì việc thờ cúng thần tài là không thể thiếu. Dưới đây là bài văn khấn thần tài mùng 1, ngày rằm, mùng 10 hàng tháng cực kỳ chi tiết. Mọi người nên tham khảo.
Ý nghĩa của việc thờ cúng thần tài trong văn hóa người Việt
Nội dung chính
Thần tài là vị thần đảm nhận cai quản những việc liên quan đến tài lộc của các gia đình. Người Việt từ xa xưa đã tin rằng, nếu chăm chút bàn thờ thần tài trong nhà thì sẽ được phù hộ. Chuyện làm ăn, buôn bán sẽ ngày càng lộc lá, tiền bạc, của cải sung túc đầy nhà.

Đây cũng chính là lý do mà gia chủ nào cũng nằm lòng các bài văn khấn thần tài mùng 1, ngày rằm, mùng 10 hàng tháng cũng như chuẩn bị sắm mâm cao cỗ đầy để bày tỏ chút lòng thành kính.
Vậy mâm cỗ để cúng thần tài sẽ bao gồm những món gì? Bài văn khấn ra sao mới đúng chuẩn? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu tiếp trong bài viết dưới đây nhé.
Hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ cúng thần tài hàng tháng
Theo đúng phong tục, trên ban thờ thần tài phải có đủ các lễ vật. Trong đó gồm: Khảm gỗ, bài vị, tượng ông địa – thần tài, hũ gạo, muối, nước, ông cóc, bát lớn đựng nước để tụ lộc.
Đối với ngày rằm, mùng 1, ngày thần tài là mùng 10 âm lịch hàng tháng, gia chủ cần sắm mâm lễ nhỏ để dâng cúng. Thông thường, một mâm cỗ cúng sẽ gồm các lễ vật sau:
- Hoa tươi: Có thể lựa chọn hoa cúc vàng, hoa hồng hoặc hoa ly. Đặt lọ hoa ở phía bên phải của bàn thờ.
- Trái cây: Với trái cây dâng cúng thần tài, bạn nên chọn 5 quả là tốt nhất. Nếu điều kiện không cho phép có thể chọn 3 quả cũng được. Trái cây sẽ đặt ở phía đối diện của lọ hoa là bên phải.
- Hương, tiền vàng…
- Nước sạch: Cần chuẩn bị 5 chén nước nhỏ. Các chuyên gia phong thủy cho rằng, 5 chén nước này nên được xếp theo hình chữ Nhất hoặc chữ Thập. Bởi đây là biểu trưng của sự sinh sôi và phát tài phát lộc.
- Mâm cúng mặn có thể gồm: Thịt luộc, cá, xôi, gà…

Lưu ý, mâm cúng ông thần tài không cần chuẩn bị quá cầu kỳ. Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà biện lễ khác nhau. Trong thờ cúng, lễ vật là một phần nhưng cái tâm và tấm lòng thành của gia chủ mới là quan trọng. Do đó, không nên vay mượn để sắm lễ to, lễ lớn mà bị bề trên quở trách.
Chi tiết văn khấn thần tài mùng 1, ngày rằm, mùng 10 hàng tháng
Trong văn hóa người Việt, bài khấn thần linh tổ tiên được chia thành 2 loại. Thứ nhất là khấn nôm, thứ hai là khấn có bài bản. Thông thường, việc khấn nôm sẽ không kêu cầu đúng và đủ các vị thần.
Vì thế để tránh bị trách phạt nhiều người lựa chọn học thuộc hoặc in văn khấn ra giấy rồi đọc theo. Đối với việc thờ cúng thần tài cũng vậy.
Dưới đây là chi tiết bài văn khấn thần tài mùng 1, ngày rằm, mùng 10 hàng tháng các gia chủ nên tham khảo.
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Vái lạy 3 vái.
Con kính lạy 9 phương trời, con lạy mười phương Chư Phật, kính lạy Chư Phật mười phương.
Con lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần, kính lạy ngài Đông trù tư mệnh táo phủ Thần quân.
Con lạy ngài Gia Môn Thổ Phủ, Thổ Chủ Tài Thần, các ngài Thần Tài vị tiền.
Con lạy Tiền Hậu địa chủ chư vị linh thần, bản xứ Thổ địa Phúc Đức Chính thần, các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.
Tín chủ con là:….
Hiện đang ngụ tại:….
Hôm nay là ngày…. (rằm, mùng 1, ngày mùng 10) năm…. Âm lịch.
Tín chủ chúng con có tấm lòng thành, biện chút hương hoa, kim ngân, trà quả để cúng dâng bày ra trước án. Kính mời ngày thần tài tiền vị, thổ địa và chư vị Tôn Thần chứng giám cho tấm lòng thành của chúng con.
Con cúi xin thần tài thương xót, giáng lâm trước án để chứng giám cho tấm lòng thành. Mong ngài hưởng lễ vật và phù trì cho chúng con vạn sự hanh thông, âm dương phù trợ, có quý nhân giúp đỡ, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Con có chút lễ mọn lòng thành xin dâng kính ngài, mong được thần tài phù hộ độ trì.
Con Nam mô a di đà Phật (3 lần).
Vái lạy 3 vái.

Một số lưu ý khi thờ cúng thần tài
Không chỉ biện đủ lễ vật hương hoa, nắm vững bài văn khấn thần tài mùng 1, ngày rằm, mùng 10 hàng tháng. Trong thờ cúng thần tài, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên để các loại hoa héo, quả thối trên bàn thờ thần tài. Khi chọn hoa nên ưu tiên những loại có màu sắc tươi mới. Cành càng có nhiều nụ, bông càng tốt.
- Để đèn trên bàn thờ thần tài sáng 24/24. Chỉ khi có đèn soi rọi thì các ngài mới có thể giáng xuống trần.
- Vào các ngày sóc, ngày vọng, ngày thần tài, bạn nên thắp 5 nén hương và cắm hương theo hình chữ thập là tốt nhất.
- Đối với những gia đình mới lập bàn thờ thần tài thì nên thắp hương trong suốt 100 ngày đầu.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp bài mẫu văn khấn thần tài mùng 1, ngày rằm, mùng 10 hàng tháng đúng phong tục nhất. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ quy tắc thờ thần tài và văn cúng thần tài vào những ngày lễ, tết.