Lễ cúng khai trương cho cửa hàng, quán ăn cần có những gì?

Cúng khai trương là một hoạt động tâm linh có ý nghĩa quan trọng.

Trong những dịp mở hàng, quán, công ty,… đều không thể thiếu lễ cúng khai trương. Theo phong tục của người Việt từ bao đời, đây là hoạt động báo cáo thần linh và cầu khấn cho mọi sự tốt lành, hanh thông. 

Vậy cúng khai trương có ý nghĩa gì? Lễ cúng khai trương được thực hiện ra sao? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Cúng khai trương là một hoạt động tâm linh có ý nghĩa quan trọng.
Cúng khai trương là một hoạt động tâm linh có ý nghĩa quan trọng.

Vì sao cần cúng khai trương cho nhà hàng, quán ăn?

Theo các chuyên gia phong thủy, cúng khai trương có ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng. Mỗi một mảnh đất thì đều có các vị thần linh cai quản. Vì thế, việc làm lễ cúng những dịp này là cơ hội để gia chủ ra mắt, báo cáo với thần Thổ Công, Thổ Địa công việc của mình.

Với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, người ta tin rằng, báo cáo thần linh sẽ được các ngài phù hộ độ trì cho mọi sự đều hanh thông.

Ngoài ra, đây cũng là hoạt động giúp gia chủ vững tâm, tự tin để vận hành, phát triển cơ sở kinh doanh của mình.

Mâm cỗ cúng khai trương bao gồm những lễ vật gì?

Lễ cúng khai trương cần chuẩn bị rất nhiều thứ. Từ chọn ngày, chuẩn bị lễ vật cho đến văn khấn đều phải bài bản, chỉn chu. Lễ vật không cần quá lớn, quá cầu kỳ tuy nhiên gia chủ phải thể hiện được sự thành tâm trong việc chuẩn bị.

Vậy một mâm cỗ cúng khai trương sẽ bao gồm những gì?

Phong tục của người Việt, trong lễ cúng khai trương cần có lễ mặn và lễ ngọt mới được xem là đủ đầy. 

Thông thường, mâm lễ ngọt sẽ bao gồm: Hương (nhang) 3 nén, hoa tươi 1 lọ, mâm ngũ quả (chuẩn bị trái cây theo mùa hoặc điều kiện của từng vùng miền), trầu cau 1 đĩa, vàng mã 1 bộ, xôi 3 đĩa, chè 3 bát, cháo hoa 3 bát, nước 3 chén, rượu 3 ly, gạo 1 đĩa, muối 1 đĩa, bánh kẹo, nến 2 cây.

Đối với mâm lễ mặn, bạn có thể biện lễ tùy theo điều kiện kinh tế gia đình. Tuy nhiên, nhất định không thể thiếu gà luộc 1 con. Nu không có gà bạn có thể chuẩn bị đầu lợn 1 cái. Ngoài ra, gia chủ cũng cần có thêm 1 bộ tam sên có đủ trứng, tôm và thịt luộc.

Bộ tam sên này có ý nghĩa rất quan trọng. Nó mang ý nghĩa là mong cầu cho các vị quan thần phù hộ độ trì cho mọi việc buôn bán được thuận buồm xuôi gió.

Chú ý, mâm lễ cúng khai trương không cần phải quá cầu kỳ. Bạn nên chuẩn bị theo tiêu chí “có gì dùng nấy”. Đừng vì có một mâm lễ to mà phải chạy vạy, vay mượn, như thế việc dâng cúng cũng không thiêng.

Tùy từng vùng miền mà mâm lễ cúng sẽ có các món lễ vật khác nhau.
Tùy từng vùng miền mà mâm lễ cúng sẽ có các món lễ vật khác nhau.

Một số lưu ý khi làm lễ cúng khai trương

Có rất nhiều bài viết chia sẻ về kinh nghiệm làm lễ cúng. Dưới đây là tổng hợp một vài bài học quý báu về cúng khai trương mà gia chủ nhất định phải nằm lòng.

Phải chọn ngày, giờ đẹp để làm lễ

Quan niệm của người Việt từ bao đời, rằng những ngày trọng đại nhất định phải chọn ngày cẩn thận. Việc chọn ngày đẹp cũng giống như khởi đầu tốt. Người ta tin rằng, đầu có xuôi thì đuôi mới lọt. Nếu không may chọn phải ngày hung, tháng hạn thì việc làm ăn sau này sẽ gặp không ít sóng gió.

Để biết ngày nào khai trương tốt, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của các thầy phong thủy. Ngoài ra, cần tránh một số ngày kỵ như: Ngày trùng tang hay ngày sát với mệnh của gia chủ.

Mâm lễ cúng khai trương cần bày biện đúng cách

Chuẩn bị đúng và đủ các lễ vật dâng cúng thần linh thôi là chưa đủ. Để mọi sự đều tốt đẹp, bạn cũng cần học cách bày mâm sao cho đúng, không phạm phải điều kỵ. Khi bày đồ lễ, bạn cần đặt ra một chiếc bàn lớn. 

Mâm lễ mặn sẽ được đặt ở vị trí giữa bàn. Phần trước mặt bày chén nước, rượu, đĩa muối, gạo, bát hương. Hai bên mâm là hoa, nến và mâm ngũ quả, bánh kẹo…

Chú ý, nến phải đặt cân xứng ở hai bên. Tránh để đồ lễ lộn xộn hay đặt ở vị trí chòng chành dễ gây đổ vỡ trong quá trình làm lễ.

Đặt mâm cúng khai trương ở đâu đúng nhất?

Vì cúng khai trương là để báo cáo với các vị thần cai quản đất đai, do đó mâm lễ để cúng thường được đặt ở bên ngoài thay vì trong nhà. Vị trí đặt phù hợp nhất là ở trước cửa của nhà hàng hay quán ăn, sảnh công ty…

Nên nhờ thầy phong thủy xem hướng đặt phù hợp với mệnh của gia chủ, như thế sẽ giúp việc cầu khấn linh nghiệm hơn.

Trình tự làm lễ cúng khai trương

Sau khi chuẩn bị xong toàn bộ đồ lễ, sắp xếp mâm lễ, gia chủ sẽ đại diện đứng lên để làm lễ. Nếu nhờ thầy cúng cúng khai trương thì người này sẽ thay mặt cho gia chủ để kêu cầu. 

Người làm lễ sẽ thắp 3 nén hương rồi vái 3 vái, sau đó tiến hành đọc văn khấn. Khi hương đã cháy hết khoảng 1 tuần thì bắt đầu khấn xin hạ lễ rồi đi hóa vàng mã. 

Khi đã hóa vàng và xin hạ lễ xong, người hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ sẽ bước vào khai trương cửa hàng theo đúng phong tục.

Gia chủ hoặc thầy cúng sẽ là người làm lễ.
Gia chủ hoặc thầy cúng sẽ là người làm lễ.

Bài văn khấn cúng khai trương đúng phong tục

Tham khảo bài cúng khai trương đúng chuẩn dưới đây để cầu cho buôn may bán đắt, trăm sự hanh thông.

Con Nam mô a di đà Phật (3 lần)

Vái lạy 3 vái

Con lạy 9 phương trời, chúng con xin lạy 10 phương Chư Phật, kính lạy Chư Phật ở mười phương.

Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Tài Thần, Định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần, các vị thần linh đang cai quản ở khu vực này.

Tín chủ con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay, ngày… tháng… năm… (âm lịch). Tín chủ con biện chút lễ mọn với quả cau, lá trầu, hương hoa cùng nén nhang thành tâm dâng lên trước án. Tín chủ con xây cất một gian hàng tại xứ này (ghi rõ địa chỉ): ……… 

Nay con thành tâm muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh phục vụ nhân sinh. Hôm nay được ngày lành tháng tốt. Con sắm chút lễ vật, cáo yết tôn thần, dâng cùng bách linh, cúi xin soi xét.

Con kính mời quan Đương Niên, quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa. Định phúc táo quân, các ngài địa chúa Long Mạch, cùng tất cả các thần linh cai quản khu vực này.

Kính mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ cho chúng con. Làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn, trăm sự thuận lợi.

Con xin thành tâm kính dâng lễ bạc trước các ngài. Cúi xin được phù hộ độ trì.

Con Nam mô a di đà Phật!

Kết luận

Vừa rồi là một số thủ tục về cúng khai trương. Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ biết cách tự tay chuẩn bị một lễ cúng tươm tất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *